Mục tiêu tổng quát: khuyến khích các giải pháp có tác động nhanh chóng về công nghệ và/hoặc xã hội của các tổ chức thành viên AUF, góp phần khắc phục những khó khăn do tình trạng kéo dài của đại dịch COVID-19 gây ra.
Mục tiêu chuyên biệt: hỗ trợ phát triển các sáng kiến đổi mới đơn giản, có tác động tức thời, tương hợp với hệ sinh thái và môi trường kinh tế xã hội sở tại.
Người thụ hưởng sáng kiến là các cơ sở giáo dục; cơ sở y tế; cơ sở chăm sóc người bệnh, người dễ tổn thương hoặc bị cách li, cô lập; thiết chế chống bạo lực hoặc phân biệt đối xử do giới tính, khuyết tật hoặc nguồn gốc từ các khu vực yếu thế.
Người thụ hưởng trực tiếp nguồn tài trợ: các trường, viện, tổ chức thành viên AUF, đại diện cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ, hoặc các đơn vị, hội đoàn, tổ chức có tập hợp sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ và các đối tác chuyên nghiệp từ các FabLab, vườn ươm doanh nghiệp...
Người nộp hồ sơ ứng tuyển: là giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc biên chế của một trường, viện, tổ chức thành viên AUF (danh sách thành viên khu vực châu Á-TBD xem tại bit.ly/3v9bBiJ).
Tính chất các dự án được hỗ trợ
Kết quả cần đạt của dự án: có tác động ngắn hạn hoặc trung hạn, giúp khắc phục các hậu quả của tình trạng đại dịch COVID-19 kéo dài.
Quy mô tài trợ
Tổng quy mô của Quỹ ứng phó đại dịch COVID-19 của AUF trong năm 2021 là 1.000.000 EUR. Giá trị tài trợ mà AUF dành cho cho mỗi dự án có thể đạt đến 20.000 EUR (nhóm A) hoặc 50.000 EUR (nhóm B), với thời gian thực hiện tối đa 12 tháng.
Các nội dung chi tiết khác có thể truy cập đường link sau để xem thông báo gốc:
https://www.auf.org/nouvelles/appels-a-candidatures/appel-a-projets-international-auf-covid-19-2/.
Hội nghị Giáo dục Y học toàn quốc lần thứ VIII đã diễn ra trong 2 ngày 15-16/11/2024, mang đến một diễn đàn quan trọng cho...