THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bất sản âm đạo sau phẫu thuật Davydov
Ngành: Sản phụ khoa Mã số: 9720105
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Trung Quốc Thanh
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan-TS. Nguyễn Hồng Hoa
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) đặc trưng bởi bất sản tử cung-âm đạo là dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ nữ. Tạo hình âm đạo giúp phụ nữ mắc hội chứng này có thể quan hệ tình dục, tuy vậy cuộc sống sau mổ chưa được đánh giá và tìm hiểu. Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục và sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân sau tạo hình âm đạo bằng phương pháp Davydov cũng như tìm hiểu các vấn đề/ yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kết hợp: báo cáo loạt ca (nghiên cứu định lượng) nhằm mô tả chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, sức khoẻ tâm thần (rối loạn lo âu, trầm cảm) sau tạo hình âm đạo và phỏng vấn bán cấu trúc-phân tích hiện tượng học (nghiên cứu định tính) nhằm tìm hiểu sâu các vấn đề nổi trội ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn để thu thập số liệu nghiên cứu.
- Kết quả: Từ tháng 11/2021 đến tháng 02/2022, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 29 bệnh nhân. Sau phẫu thuật Davydov, bệnh nhân MRKH có điểm số trung bình bốn lĩnh vực chất lượng cuộc sống: sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm lý, quan hệ xã hội và môi trường sống lần lượt là 77,2 ± 11,6; 65,6 ± 12,8; 66 ± 13,7; 70,4 ± 10,7. Chất lượng cuộc sống chưa tốt ở lĩnh vực sức khoẻ tâm lý và quan hệ xã hội chiếm tỉ lệ cao với 34,5%. Điểm số chức năng tình dục trung bình đạt 25,4 ± 5,56 điểm với tỉ lệ rối loạn tình dục chung ở mức cao 52%. Có 25% bệnh nhân có nguy cơ rối loạn lo âu-trầm cảm, trong đó chủ yếu ở mức nhẹ-trung bình. Công việc-điều kiện kinh tế, quan hệ tình dục qua âm đạo tạo hình, mất khả năng mang thai tự nhiên, sức khoẻ tâm lý/tâm thần và sự chia sẻ, nâng đỡ từ gia đình-xã hội là các yếu tố/vấn đề nổi trội ảnh hưởng đến cuộc sống sau tạo hình âm đạo.
- Kết luận: Tạo hình âm đạo giúp bệnh nhân MRKH có thể quan hệ tình dục giống phụ nữ bình thường. Tuy nhiên cuộc sống sau tạo hình âm đạo vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được quan tâm và hỗ trợ đúng mực, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục và sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân.
Từ khóa: Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser, MRKH, Davydov, tạo hình âm đạo, chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục nữ, sức khoẻ tâm thần.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Evaluate the quality of life in patients with vaginal agenesis after Davydov surgery.
Specialty: Obstetrics and Gynecology Code: 9720105
Ph.D. candidate: Le Trung Quoc Thanh
Supervisor 1: Associate Professor Vuong Thi Ngoc Lan, MD, PhD
Supervisor 2: Nguyen Hong Hoa, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser syndrome (MRKH), characterized by uterovaginal agenesis, is a rare congenital condition in females. Vaginoplasty allows MRKH women to engage in sexual intercourse; however, post-operative life has not been thoroughly assessed and explored. This study aimed to evaluate patients' quality of life, sexual function and psychological health after Davydov vaginoplasty, as well as to explore the factors influencing their post-operative experiences.
Objectives and Methods: A mixed-methods study was conducted, comprising a case series study (quantitative research) to assess post-operative quality of life, sexual function, and psychological health (anxiety and depression). Additionally, semi-structured interviews with a phenomenological analysis (qualitative research) were used to explore emerging themes affecting patients’ post-operative lives. Eligible patients who consented to participate were interviewed to collect research data.
Results: From November 2021 to February 2022, 29 patients were interviewed by research team. After undergoing Davydov vaginoplasty, the mean scores for the four domains of quality of life including physical health, psychological health, social relationships, and environment were 77.2 ± 11.6, 65.6 ± 12.8, 66 ± 13.7 and 70.4 ± 10.7, respectively. Psychological health and social relationships had the highest proportion of poor quality of life scores, accounting for 34.5% of cases. The mean score for sexual function was 25.4 ± 5.56, with a high prevalence of overall sexual dysfunction (52%). Additionally, 25% of patients were at risk of anxiety and depression, mostly at mild-to-moderate levels. Employment and financial status, sexual intercourse via neovagina, loss of natural fertility, psychological/ mental health, support from family and society were identified as emerging themes influencing patients’ post-operative lives.
Conclusion: Vaginoplasty could enable MRKH patients to engage in sexual intercourse similar to women without the condition. However, post-operative life remains challenging without adequate attention and support, affecting patients’ quality of life, sexual function and psychological health.
Keywords: Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser, MRKH, Davydov, vaginoplasty, quality of life, female sexual function, psychological health.