THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Kết quả ngắn hạn và trung hạn của phẫu thuật “không khâu chỉ” trong điều trị bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi về tim hoàn toàn”.
Ngành: Ngoại khoa. Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐINH QUANG LÊ THANH
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS.Vũ Minh Phúc - PGS.TS. Trương Nguyễn Uy Linh
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Phương pháp “không khâu chỉ” được ứng dụng tại nhiều trung tâm trên thế giới nhằm phòng ngừa hẹp sau phẫu thuật với tật BTHLTMP về tim hoàn toàn. Tại Việt Nam chưa có báo cáo về kết quả của phương pháp này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhi bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi về tim hoàn toàn được phẫu thuật bằng kỹ thuật “không khâu chỉ” ở lần phẫu thuật đầu tiên tại BV Nhi Đồng 1, gồm 26 trường hợp thể trên tim và 9 trường hợp thể dưới tim. Thời gian theo dõi trung bình là 29,9 ± 14 tháng, ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 53 tháng.
Kết quả: Tím và thở mệt là hai triệu chứng thường gặp nhất. Thể trên tim có 3 biến thể gồm thể Ia điển hình (80%), thể Ib và thể Ic chiếm 20% còn lại. Thể dưới tim gồm thể IIIa điển hình chiếm hơn 90%, thể IIIb chỉ gặp ở 1 trường hợp. Thể dưới tim cần chụp CTA nhiều hơn do khó xác định giải phẫu trên siêu âm. Tỷ lệ tử vong sớm là 8,6% với nguyên nhân liên quan chủ yếu đến cơn cao áp phổi, không có tử vong muộn. Hẹp sau phẫu thuật ghi nhận trong vòng 3 tháng đầu. Tỷ lệ hẹp sau phẫu thuật ở thời điểm 1,6,12,18 tháng lần lượt là 0%, 3,1%, 3,1%, 3,1%. Tình trạng cao áp phổi, hở van nhĩ thất cải thiện nhanh chóng trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật.
Kết luận: Áp dụng kỹ thuật “không khâu chỉ” cho điều trị tật BTHLTMP về tim hoàn toàn, đặc biệt với thể dưới tim hoặc giải phẫu phức tạp. Tăng cường các biện pháp phát hiện sớm và điều trị cơn cao áp phổi để giảm tỷ lệ tử vong sớm.
Từ khóa: “không khâu chỉ”, BTHLTMP về tim hoàn toàn, tỷ lệ tử vong sớm, hẹp sau phẫu thuật.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: “Short-term and mid-term outcome of primary sutureless closure in total anomalous pulmonary venous connection”
Specialty: Surgery Code: 9720104
Ph.D. candidate: DINH QUANG LE THANH
Supervisor 1: Associate Professor Vu Minh Phuc, MD, PhD.
Supervisor 2: Associate Professor Truong Nguyen Uy Linh, MD, PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Introduction: The “sutureless technique” has been implemented in various centers worldwide to prevent postoperative stenosis in total anomalous pulmonary venous connection (TAPVC). In Vietnam, no reports on the outcomes of this technique have been published.
Subjects and Methods: This study included 35 pediatric patients with TAPVC who underwent the “sutureless technique” in their first surgery at Children’s Hospital 1, comprising 26 cases of supracardiac type and 9 cases of infracardiac type. The average follow-up period was 29.9 ± 14 months, with a minimum of 6 months and a maximum of 53 months.
Results: Cyanosis and respiratory distress were the common presenting symptoms. The supracardiac type included three subtypes: type Ia (classic), which accounted for 80%, and types Ib and Ic, which together accounted for the remaining 20%. The infracardiac type primarily consisted of type IIIa (classic) in over 90% of cases, with type IIIb identified in only one case. Computed tomography angiography (CTA) was more frequently required in infracardiac cases due to difficulties in defining the anatomy via echocardiography. Early mortality was 8.6%, primarily due to pulmonary hypertensive crises, with no late mortality reported. Postoperative stenosis was noted within the first three months, with stenosis rates at 1, 6, 12, and 18 months being 0%, 3.1%, 3.1%, and 3.1%, respectively. Pulmonary hypertension and atrioventricular valve regurgitation were improved significantly within six months post-surgery.
Conclusion: The “sutureless technique” is an effective treatment for TAPVC, particularly in cases with infracardiac or complex anatomical variants. Enhanced measures to detect and manage pulmonary hypertensive crises are essential to reduce early mortality.
Keywords: “sutureless technique,” total anomalous pulmonary venous connection, early mortality rate, postoperative stenosis