THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến chứng rò tụy và chảy máu sau phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater.
Chuyên ngành: Ngoại khoa. Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: Võ Trường Quốc
Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Minh Trí, TS. Trần Công Duy Long
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt khối tá tụy hiện nay vẫn là phương pháp điều trị triệt để cho ung thư quanh bóng Vater. Trong đó, rò tụy và chảy máu là những biến chứng nguy hiểm nhất. Đề tài nhằm trả lời cho các câu hỏi: “Tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rò tụy và chảy máu sau cắt khối tá tụy là bao nhiêu? Các yếu tố nào có liên quan tới biến chứng rò tụy và chảy máu sau phẫu thuật cắt khối tá tụy? Kết quả điều trị biến chứng rò tụy và chảy máu sau cắt khối tá tụy như thế nào?
- Kết quả: Có 183 trường hợp ung thư quanh bóng Vater được phẫu thuật cắt khối tá tụy. Tỉ lệ rò tụy độ A chiếm 28,5%, rò tụy có kèm triệu chứng lâm sàng chiếm 13,6% (trong đó rò tụy độ B chiếm 9,8%, rò tụy độ C chiếm 3,8%), chảy máu sau phẫu thuật chiếm 8,7%. Có 4 yếu tố nguy cơ rò tụy, bao gồm chỉ số khối cơ thể (≥ 25 kg/m2), lượng máu mất (≥ 400mL), mật độ mô tụy mềm, albumin trước phẫu thuật < 3,5 g/dL. Rò tụy có triệu chứng lâm sàng làm tăng tỉ lệ biến chứng chảy máu muộn sau phẫu thuật (p = 0,001). Rò tụy độ B cho tỉ lệ nhập viện lại vì rò tụy cao (11,1%). Phẫu thuật lại rò tụy độ C có tỉ lệ tử vong (0%). Tỉ lệ điều trị thành công chảy máu là 81,2%.
- Kết luận: tỉ lệ rò tụy có triệu chứng lâm sàng là 13,6% và tỉ lệ chảy máu sau cắt khối tá tụy là 8,7%. Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ giúp theo dõi sát các bệnh nhân có nguy cơ cao, để có chỉ định can thiệp kịp thời nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong mổ.
Từ khóa: rò tụy, chảy máu, cắt khối tá tụy, ung thư quanh bóng Vater
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Research of post-operative pancreatic fistula and hemorrhagic complication after pancreaticoduodenectomy for periampullary cancer.
Specialty: General Surgery Code: 9720104
Ph.D. candidate: Vo Truong Quoc
Supervisor 1: Associate Professor Phan Minh Tri, MD, PhD
Supervisor 2: Tran Cong Duy Long, MD, PhD
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Pancreaticoduodenectomy is currently still the radical treatment for periampullary cancer. Pancreatic fistula and bleeding are the most dangerous complications. The study aimed to evaluate: Incidence, clinical and paraclinical characteristics of pancreatic fistula and bleeding after pancreaticoduodenectomy, factors relate to those complications and the results of treatment for complications of pancreatic fistula and bleeding after pancreaticoduodenectomy.
Objectives and Methods: Multi-center prospective study was conducted at the Department of Hepatobiliary Pancreatic Surgery, Cho Ray Hospital and University of Medical Center from August 2021 to October 2023 on periampullary cancer’s patients who had indicated for pancreaticoduodenectomy.
Results: During the study period, 183 cases of periampullary cancer underwent pancreaticoduodenectomy. Grade A pancreatic fistula accounted for 28.5%, clinically relevant pancreatic fistula accounted for 13.6% (of which grade B pancreatic fistula accounted for 9.8%, grade C pancreatic fistula accounted for 3.8%), post-operative bleeding accounted for 8.7%. There were 4 risk factors pancreatic fistula, including body mass index (≥ 25 kg/m2), blood loss (≥ 400 mL), pancreatic soft tissue, preoperative albumin < 3.5 g/dL. Clinically relevant pancreatic fistula increased the rate of late postoperative bleeding (p = 0.001). Grade B pancreatic fistula had a high rate of re-admission for pancreatic fistula (11.1%). Re-operation for grade C pancreatic fistula had no mortality rate. The rate of successful treatment of bleeding was 81.2%.
Conclusion: The rate of pancreatic fistula was 13.6% and the rate of bleeding was 8.7%. Early detection of risk factors could help closely monitor high-risk patients in order to indicate for urgent intervention and reduce postoperative mortality.
Keywords: pancreatic fistula, hemorrhage, pancreaticoduodenectomy, periampullary cancer