Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. CHU THỊ THU HIỀN
20/01/2025

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tạo nguyên liệu tinh bột mì acetat đề kháng enzym amylase hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hoá

Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng                                       Mã số: 62720405

Họ và tên nghiên cứu sinh: Chu Thị Thu Hiền

Họ và tên người hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Hữu Dũng

Họ và tên người hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Tinh bột đề kháng có tác động tích cực trên điều hoà cân bằng chuyển hoá glucose-lipid do khả năng đề kháng enzym amylase ở ruột non, giảm tạo glucose và tăng tạo các acid béo mạch ngắn ở ruột già. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hoá. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu tạo tinh bột lúa mì acetat đạt tiêu chuẩn cơ sở, đề kháng với enzym amylase và chứng minh tính an toàn, hiệu quả trên rối loạn chuyển hoá glucose-lipid.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tinh bột lúa mì acetat được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dùng trong thực phẩm; phân tích tính chất đặc trưng: cấu trúc phân tử, đặc điểm hình thái, đặc tính lý hoá; đánh giá tính an toàn và vai trò sinh học trên mô hình động vật béo phì, béo phì kèm tăng đường huyết; xác định sản phẩm chuyển hoá, các acid béo mạch ngắn có trong ruột già chuột thử nghiệm.

Kết quả: Tinh bột lúa mì acetat, có hàm lượng tinh bột đề kháng 32,11%, đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở; được xác định đặc điểm hình thái; cấu trúc tinh thể; đặc tính lý, hoá; an toàn trên chuột thực nghiệm; làm giảm nồng độ glucose máu sau ăn; giảm thể trọng, nồng độ glucose, triglycerid, cholesterol máu và cải thiện tình trạng đề kháng insulin trên chuột béo phì; làm tăng khả năng dung nạp glucose trên chuột béo phì kèm tăng đường huyết khi dùng kéo dài 8 tuần ở mức liều 5 g/kg, 2 lần/ngày; làm tăng nồng độ các acid béo mạch ngắn ở ruột già chuột thử nghiệm.

Kết luận: Tinh bột lúa mì acetat đạt tiêu chuẩn cơ sở, đề kháng enzym amylase, an toàn và tác động tích cực trên điều hoà chuyển hoá glucose-lipid.

Từ khóa: Tinh bột đề kháng; rối loạn chuyển hoá; tinh bột lúa mì acetat.

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Research on the creation of acetylated wheat starch resistant to amylase enzyme to support the treatment of metabolic disorders

Specialty: Pharmacology - Clinical Pharmacy        Code: 62720405

Ph.D. candidate: Chu Thị Thu Hien

Supervisor 1: Associate Professor Tran Huu Dung, Ph.D.

Supervisor 2: Associate Professor Tran Manh Hung, Ph.D.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Resistant starch has a positive impact on the regulation of glucose-lipid homeostasis due to its ability to resist amylase enzyme in the small intestine, reduce glucose production, and increase the production of short-chain fatty acids in the large intestine. This is important in supporting the treatment of metabolic disorders. The study aimed to produce wheat starch acetate that reach a basic of standard, has the ability to resist amylase enzyme and evaluate its safety and effectiveness on glucose-lipid metabolism disorders.

Objectives and Methods: Wheat starch acetate was established as a standard in food; characteristic properties were analyzed: molecular structure, morphological characteristics and physicochemical properties; safety and biological roles were evaluated in models of obese mice and obese mice with hyperglycemia; short-chain fatty acids present in the large intestine of experimental mice were identified.

Results: Wheat starch acetate with a resistant starch content of 32.11%, met the quality standard; morphological characteristics, crystal structure, and physicochemical properties were determined. It was safe in experimental mice, and reduced postprandial blood glucose levels; decreased body weight, glucose, triglyceride, cholesterol levels and improved insulin resistance in obese mice; it increased glucose tolerance in obese mice with hyperglycemia when administered for 8 weeks at a dose of 5 g/kg, twice a day. Besides, it also increased the concentration of short-chain fatty acids in the large intestine of experimental mice.

Conclusion: Wheat starch acetate that reach a basic of standard, has the ability to resist amylase enzyme, is safe, and positively impacts the regulation of glucose-lipid metabolism.

Keywords: Resistant starch; metabolic disorders; wheat starch acetate.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN