Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. LÊ THỊ THÚY AN
29/11/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG CỦA
NGHIÊN CỨU SINH LÊ THỊ THÚY AN


Tên đề tài luận án: “Đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và biểu thể di truyền của bệnh Parkinson khởi phát sớm”

Chuyên ngành: Thần kinh                    Mã số: 62720147

Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ THỊ THÚY AN

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THI HÙNG          GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

                           TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh thường gặp ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, có khoảng 10% bệnh nhân Parkinson xảy ra ở người trẻ tuổi (20 - 50), gọi là bệnh Parkinson khởi phát sớm. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bệnh Parkinson khởi phát sớm chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Giả thuyết của nghiên cứu này là bệnh Parkinson khởi phát sớm chịu sự chi phối của sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. Nghiên cứu này được thiết kế để kiểm định giả thuyết qua theo đuổi 3 mục tiêu: (1) xác định mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, lâm sàng và bệnh Parkinson khởi phát sớm; (2) đánh giá sự tương tác giữa gen và môi trường; và (3) xây dựng mô hình tiên lượng bệnh Parkinson.

Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình bệnh-chứng. Nhóm bệnh (n = 100) bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hiệp hội rối loạn vận động, khởi phát dưới hay ở tuổi 50. Nhóm chứng (n = 100) bao gồm những người không mắc bệnh Parkinson, dưới hay ở tuổi 50. Địa điểm nghiên cứu là Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2022. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường và bệnh Parkinson được phân tích bằng mô hình hồi qui logistic đa biến, với trị số P < 0.05 được xem là 'có ý nghĩa thống kê'. Ngoài ra, 20 người (10 bệnh và 10 chứng) được chọn ngẫu nhiên từ mẫu nghiên cứu cho phân tích biểu thể di truyền.

Kết quả: Nghiên cứu đã tuyển dụng được 100 bệnh nhân Parkinson và 100 người không bị bệnh Parkinson. Các yếu tố nguy cơ môi trường liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm sử dụng nước giếng (tỉ số odds [OR]: 2,4; khoảng tin cậy 95% [CI]: 1,3 đến 4,6)phơi nhiễm thuốc trừ sâu (OR: 4,1; 95%CI: 2,2 - 7,4). Ngoài ra, học vấn cấp hai hay thấp hơn (OR: 3,8; 95%CI: 2,0 – 7,1) và sống ở nông thôn (OR: 6,3; 95%CI: 3,4 – 11,7) cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Phân tích 27 triệu CpG (biểu thể di truyền) phát hiện 266 vùng khác biệt methyl hóa liên quan đến bệnh Parkinson khởi phát sớm. Trong số đó, có 6 vùng methyl hoá (SYN3, ENPP6, RP11-434C1.2, MRI1, FAR2P1 KLF2P1) có liên quan đến tiếp xúc với thuốc trừ sâu, sử dụng nước giếng.

Kết luận: Những dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy bệnh Parkinson khởi phát sớm có liên quan đến các yếu tố môi trường như phơi nhiễm thuốc trừ sâu và dùng nước giếng. Những phát hiện vùng methyl hoá từ nghiên cứu có thể giúp nhận dạng các cá nhân có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson khởi phát sớm.

Từ khóa: Bệnh Parkinson khởi phát sớm; biểu thể di truyền; methyl hóa; yếu tố môi trường.  

ONLINE PhD DISSERTATION INFORMATION

Title of Dissertation: Epigenetic Modification of Environmental Risk Factors for Early-Onset Parkinson's Disease.

Specialty: Neurology                                                    Code: 62720147

Candidate: Lê Thị Thúy An

Supervisor 1: Associate Professor Nguyen Thi Hung    

Supervisor 2: Distinguished Professor Nguyen Van Tuan

Institution: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City.  

SUMMARY OF OF NEW FINDINGS

Background and Aims: Parkinson’s disease (PD) is commonly seen in individuals over 65 years old. However, approximately 10% of Parkinson’s cases occur in younger individuals (aged 20–50) and are classified as early-onset Parkinson’s Disease (EOPD). It is hypothesized that an interaction between genetic and environmental factors influences EOPD. This study was designed to test the hypothesis by pursuing three key objectives: (1) to identify the relationship between environmental, clinical factors, and EOPD; (2) to evaluate gene-environment interactions; and (3) to develop a predictive model for EOPD.

Methods: The study was designed as a case-control study that included 100 patients diagnosed with YOPD, based on the Movement Disorder Society diagnostic criteria, and 100 individuals without Parkinson’s disease (controls). The study was conducted at Cho Ray Hospital from July 2019 to July 2022. The association between environmental factors and Parkinson’s disease was analyzed using a multivariable logistic regression model. Additionally, 20 participants (10 cases and 10 controls) were randomly selected for epigenetic analysis.

Results: The study ultimately recruited 100 patients and 100 controls. Significant environmental risk factors for Parkinson’s disease included the use of well water (odds ratio [OR]: 2.4; 95% confidence interval [CI]: 1.3–4.6) and pesticide exposure (OR: 4.1; 95% CI: 2.2–7.4). Additionally, secondary school or below (OR: 3.8; 95% CI: 2.0–7.1) and living in rural areas (OR: 6.3; 95% CI: 3.4–11.7) were associated with an increased risk of Parkinson’s disease. Epigenetic analysis of 27 million CpG sites identified 266 differentially methylated regions associated with EOPD. Of these, six regions (SYN3, ENPP6, RP11-434C1.2, MRI1, FAR2P1, and KLF2P1) were linked to pesticide exposure and the use of well water.

Conclusion: These data indicate that young-onset Parkinson’s disease is associated with environmental factors such as pesticide exposure and the use of well water. The identified methylation regions may help identify individuals at higher risk of developing EOPD.

Keywords: Early-onset Parkinson’s disease, epigenetic, methylation, environmental risk factors

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN