THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ
Chuyên ngành: Ngoại khoa. Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ MAI THÙY
Họ và tên người hướng dẫn: PGS TS VÕ TẤN ĐỨC
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Các tổn thương choán chỗ trung thất trước có cách tiếp cận chẩn đoán, phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau tùy thuộc vào bản chất và tính chất xâm lấn xung quanh. Cắt lớp vi tính thường là lựa chọn đầu tiên khi chẩn đoán tổn thương trung thất trước nhưng nhược điểm là dễ nhiễm tia xạ, không thực hiện được ở bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang, độ phân giải mô mềm kém hơn cộng hưởng từ. Đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ” được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ lâm sàng về phương tiện chẩn đoán mới với nhiều ưu điểm hơn so với chụp cắt lớp vi tính.
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang thực hiện trên các bệnh nhân có tổn thương choán chỗ trung thất trước được chụp cộng hưởng từ trung thất, được phẫu thuật hoặc sinh thiết và có kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM từ 11/2018 đến 6/2023 với mục tiêu xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành với ác tính, phân biệt các nhóm u ác tính ở trung thất trước và tính chất dính hoặc xâm lấn cấu trúc xung quanh của tổn thương choán chỗ trung thất trước.
Kết quả: Cộng hưởng từ chẩn đoán phân biệt u dạng nang lành tính với ác tính với độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 83,3%. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán u đặc có thể chẩn đoán u tuyến ức nguy cơ thấp, lymphôm hoặc u tế bào mầm ác tính với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (trên 80%) và chẩn đoán u tuyến ức nguy cơ cao, carcinôm tuyến ức, u thần kinh nội tiết hoặc u ác tính hiếm gặp với độ nhạy thấp (42-75%) nhưng độ đặc hiệu cao (trên 80%). Có thể dựa vào đường kính lớn nhất của tổn thương, kích thước vùng mất mỡ phân cách và chuỗi xung CINE để chẩn đoán dính hoặc xâm lấn xung quanh, đặc biệt đối với tim-mạch máu lớn (độ chính xác của CINE là 93,2%).
Kết luận: Cộng hưởng từ trung thất có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt tổn thương trung thất trước lành tính với ác tính, phân biệt các nhóm u đặc ác tính cũng như trong đánh giá xâm lấn cấu trúc xung quanh, đặc biệt đối với tim-mạch máu lớn.
Từ khóa: U trung thất trước, cộng hưởng từ khuếch tán, cộng hưởng từ động học, u tuyến ức
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Studying the value of MRI in diagnosing anterior mediastinal lesions
Specialty: Surgery Code: 9720104
Ph.D. candidate: TRAN THI MAI THUY
Supervisor: Associate Professor VO TAN DUC, PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Anterior mediastinal lesions have different diagnostic approaches, treatment methods, and prognoses depending on their nature and the extent of surrounding invasion. Computed tomography (CT) is often the first choice for diagnosing anterior mediastinal lesions; however, its disadvantages include radiation exposure, unsuitability for patients allergic to contrast agents, and lower soft tissue resolution compared to magnetic resonance imaging (MRI). The title "Studying the value of MRI in diagnosing anterior mediastinal lesions" was conducted to provide clinicians with additional information about this new diagnostic tool, which offers several advantages over CT scans.
Objectives and Methods: This cross-sectional study was conducted on patients with anterior mediastinal lesions who underwent mediastinal MRI exam, operating treatment, or biopsy procedure, and had pathological results at the University Medical Center Ho Chi Minh City from November 2018 to June 2023. The aim was to determine the value of MRI in differentiating between benign and malignant lesions, distinguishing among different groups of malignant tumors in the anterior mediastinum, and assessing the adhesive or invasive nature of anterior mediastinal lesions to surrounding structures.
Results: MRI distinguishes benign from malignant cystic tumors with a sensitivity of 100% and a specificity of 83.3%. The diagnostic approach for solid tumors can accurately diagnose low risk thymomas, lymphomas, or malignant germ cell tumors with high sensitivity and specificity (over 80%), while the diagnosis of high risk thymomas, thymic carcinomas, neuroendocrine tumors, or rare malignancies has lower sensitivity (42-75%) but high specificity (over 80%). The largest diameter of the lesion, the size of the separating fat region, and CINE pulse sequences can be used to diagnose adhesion or invasion of surrounding structures, particularly the heart and great vessels, with CINE having an accuracy of 93.2%.
Conclusion: Mediastinal MRI has high value in distinguishing between benign and malignant anterior mediastinal lesions, differentiating between groups of malignant solid tumors, and assessing the invasion of surrounding structures, particularly the heart and great vessels.
Keywords: Anterior mediastinal tumors, diffusion MRI, dynamic MRI, thymoma