THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Biểu hiện PD-L1, đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trong đáp ứng xạ trị và tiên lượng ung thư hốc miệng.
Chuyên ngành: RĂNG - HÀM - MẶT. Mã số: 62720601
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Hải Ninh
Họ và tên người hướng dẫn: TS. Đặng Huy Quốc Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Ung thư hốc miệng (UTHM) chiếm khoảng 40% ung thư đầu cổ, thường phát hiện trễ, tỉ lệ đáp ứng điều trị chưa cao dẫn đến tiên lượng sống còn 5 năm <50%. PD-L1 là dấu ấn sinh học hướng dẫn trước các điều trị miễn dịch, là bước tiến mới trong điều trị ung thư. Hiện nay chưa có nghiên cứu về biểu hiện của PD-L1 và mối liên quan với lâm sàng, giải phẫu bệnh và tiên lượng 5 năm của UTHM tại Việt Nam.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ (hồi cứu và tiến cứu) theo dõi trong 5 năm (tính từ bệnh nhân cuối cùng) của 157 bệnh nhân UTHM nguyên phát. Phân tích các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và biểu hiện của PD-L1 trong mối liên quan với tình trạng đáp ứng xạ trị và sống còn 5 năm của UTHM.
- Kết quả: Ung thư hốc miệng thường gặp ở nam hơn nữ (gấp 3,6 lần), trên 40 tuổi (86,6%). Vị trí thường gặp nhất là lưỡi (57,3%). Tỉ lệ di căn hạch cổ lâm sàng 38,9% và liên quan với kích thước bướu (p=0,019), thường phát hiện trễ (73,9%). Đa số là ung thư biểu mô tế bào gai grad 1 (51,6%) và grad 2 (45,2%), ít gặp grad 3 (3,2%). Tỉ lệ biểu hiện PD-L1 dương tính là 60,5%, có liên quan với thói quen uống rượu (p=0,017), mức độ xâm nhập limpho bào trong vi môi trường bướu (p=0,037), có thể là yếu tố dự báo kháng xạ (p<0,001). Giới tính nam (p<0,001), giai đoạn ung thư trễ (p=0,011) và biểu hiện PD-L1 dương tính (p<0,001) có ý nghĩa trong dự đoán khả năng kháng xạ. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 5 năm là 40%. Thói quen hút thuốc (p<0,001), giai đoạn ung thư trễ (p=0,030) và sự kháng xạ (p<0,001) có ý nghĩa trong dự đoán sống còn toàn bộ 5 năm của UTHM.
- Kết luận: UTHM có tỉ lệ kháng xạ cao, sống còn 5 năm tương đối thấp, thường biểu hiện PD-L1 dương tính. Các yếu tố dự đoán kháng xạ là giới tính nam, giai đoạn ung thư trễ và biểu hiện PD-L1 dương tính. Các yếu tố dự đoán tiên lượng sống còn thấp là thói quen hút thuốc, giai đoạn ung thư trễ và sự kháng xạ.
Từ khóa: Ung thư hốc miệng, biểu hiện PD-L1, sự kháng xạ, sống còn toàn bộ 5 năm.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Expression of PD-L1 and Clinicopathological Parameters in Response to Radiotherapy and Prognosis of Oral Cavity Cancer.
Specialty: Odonto - Stomatology Code: 62720601
Ph.D. candidate: Truong Hai Ninh
Supervisors: Dr. Dang Huy Quoc Thinh, Associate Professor Nguyen Thi Hong
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Oral cavity cancer (OCC) accounts for about 40% of head and neck cancers, is often diagnosed late, and has a low response rate to treatment, leading to a 5-year survival rate of less than 50%. PD-L1 is a biological marker that guides immunotherapy, representing a new advancement in cancer treatment. Currently, there has been no research on PD-L1 expression and clinicopathology features in its association with 5-year prognosis of OCC in Vietnam.
Objectives and Methods: A cohort study (retrospective and prospective) was conducted to follow 157 patients with primary OCC over 5 years. Clinicopathological characteristics findings, and PD-L1 expression were analyzed in relation to the response to radiotherapy and the 5-year overall survival (OS) of OCC.
Results: Oral cavity cancer was more common in males than in females (3.6 times), primarily affecting individuals over 40 years old (86.6%). The most common site was the tongue (57.3%). The clinical lymph node metastasis rate was 38.9% and was related to tumor size (p=0.019), often diagnosed late (73.9%). Most cases were well and moderate-differentiated squamous cell carcinoma: grade 1 (51.6%), grade 2 (45.2%); a few grade 3 cases (3.2%). The positive PD-L1 expression rate was 60.5%, which correlates with alcohol consumption habits (p=0.017) and the degree of lymphocyte invasion in the tumor microenvironment (p=0.037). Male gender (p<0.001), late TNM stage (p=0.011), and positive PD-L1 expression (p<0.001) were significant predictors of radioresistance. The overall 5-year survival rate was 40%. Smoking habits (p<0.001), late TNM stage (p=0.030), and radioresistance (p<0.001) were significant predictors of the 5-year OS in OCC.
Conclusion: OCC had a high rate of radioresistance and relatively low 5-year OS. PD‐L1 protein expression are common events in OCC. The predictors of radioresistance include male gender, late cancer stage, and positive PD-L1 expression. Predictors of low survival prognosis were included of smoking habits, late cancer stage, and radioresistance.
Keywords: Oral cavity cancer, PD-L1 expression, radioresistance, 5-year overall survival.