Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN NGỌC TÚ
27/09/2024

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Các yếu tố liên quan đến điều chỉnh PEEP dựa vào áp lực thực quản ở người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển

Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu và chống độc                 Mã số: 9720103

Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN NGỌC TÚ

Họ và tên người hướng dẫn: PHẠM THỊ NGỌC THẢO

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

                  TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN                 

Đặt vấn đề: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tìm các yếu tố liên quan đến điều chỉnh PEEP dựa vào đo áp lực thực quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) có thông khí nhân tạo.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu thực hiện ở bệnh nhân ARDS mức độ trung bình đến nặng nhập khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.

Kết quả: 46 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với 58,7% cần phải điều chỉnh tăng PEEP. Chỉ số oxy hoá máu (PaO2/FiO2), độ giãn nở hệ hô hấp (Crs) cải thiện theo thời gian sau khi cài đặt PEEP theo Pes ở thời điểm sau 24 giờ (p<0,01) và  sau 48 giờ (p<0,01). Trong các yếu tố tiên lượng tăng PEEP thì chỉ số khối cơ thể (BMI) có diện tích dưới đường cong cao nhất: 0,83 (KTC 95% 0,71 – 0,95), điểm cắt tối ưu là 24,2 kg/m2 với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 79%.

Kết luận: Sử dụng áp lực thực quản trong cài đặt PEEP ở bệnh nhân ARDS giúp cải thiện chỉ số oxy hoá máu và cơ học hô hấp. Bệnh nhân béo phì là yếu tố liên quan đến điều chỉnh PEEP với điểm cắt tối ứu của BMI là 24,2 kg/m2

Từ khóa: ARDS, Áp lực thực quản, Cơ học hô hấp, Béo phì.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Factors Related to PEEP Adjustment Based on Esophageal Pressure in Patients with Acute Respiratory Distress Syndrome

Specialty: Emergency, Critical Care Medicine and Clinical Toxicology

Code: 9720103

Ph.D. candidate: NGUYEN NGOC TU

Supervisor: Associate Professor PHAM THI NGOC THAO

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: This study evaluated the effectiveness and identified the factors related to adjusting Positive End-Expiratory Pressure (PEEP) based on esophageal pressure measurements in mechanically ventilated Acute Respiratory Distress Syndrome (ARDS) patients.

Objectives and Methods: The study was a prospective observational study focused on patients with moderate to severe ARDS admitted to the Intensive Care Unit at Cho Ray Hospital.

Results: Of the 46 eligible patients for the study, 58.7% required an increase in PEEP. Blood oxygenation (PaO2/FiO2) and respiratory system compliance (Crs) improved over time following PEEP adjustment based on esophageal pressure at 24 hours (p <0.01) and at 48 hours (p <0.01). Among the factors predicting the adjusted for increased PEEP, body mass index (BMI) had the highest area under the curve (AUC: 0.83, 95% CI: 0.71–0.95), with an optimal BMI cutoff of 24.2 kg/m², showing 82% sensitivity and 79% specificity.

Conclusion: Using esophageal pressure to guide PEEP settings is suggested to improve blood oxygenation and Crs in ARDS patients. Obesity is related to increased PEEP requirements, with an optimal BMI cutoff of 24.2 kg/m².

Keywords: ARDS, Esophageal Pressure, Respiratory Mechanics, Obesity.

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN