THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả ngắn hạn của phương pháp cấy van động mạch chủ qua ống thông trong điều trị hẹp van động mạch chủ nặng.
Chuyên ngành: Nội khoa (Lão khoa) Mã số: 9720107
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Khoa
Họ và tên người hướng dẫn: GS.TS.BS. Nguyễn Đức Công và GS.TS.BS. Võ Thành Nhân.
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Hẹp van động mạch chủ (ĐMC) là bệnh lý van tim thường gặp ở người cao tuổi (NCT). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả ngắn hạn của phương pháp cấy van ĐMC qua ống thông (TAVI) trong điều trị hẹp van ĐMC nặng trên dân số cao tuổi tại Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca liên tục, theo dõi dọc (hồi cứu và tiến cứu) trên tất cả bệnh nhân (BN) ≥ 60 tuổi bị hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng được TAVI tại Bệnh viện Vinmec Central Park TP. Hồ Chí Minh từ 3/2017 đến 12/2022. Các kết quả chính nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả lâm sàng tới thời điểm 1 năm sau TAVI theo tiêu chí VARC-2.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 88 BN cao tuổi với tuổi trung bình 70,7 ± 8,9, điểm nguy cơ phẫu thuật trung bình (STS) là 5,8 ± 8,9% và van ĐMC 2 mảnh chiếm 45,5%. Tỷ lệ thành công cấy van đạt 95,5%. Sau 30 ngày, tỷ lệ tử vong, đột quỵ, chảy máu nặng, tổn thương thận cấp độ 2 hoặc 3, tắc mạch vành cần can thiệp, biến chứng mạch máu chính, và thay lại van ĐMC lần lượt là 2,3%; 2,3%; 2,3%; 0,0%; 1,1%; 3,4% và 0,0%. Sau 1 năm, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, đột quỵ, tái nhập viện, bệnh nhân còn NYAH III-IV và rối loạn chức năng van ĐMC sinh học lần lượt là 5,6%; 2,8%; 2,8%; 0,0% và 3,0%.
Kết luận: TAVI trong điều trị hẹp van ĐMC nặng trên dân số NCT tại Việt Nam có tính an toàn và hiệu quả lâm sàng ngắn hạn (tới thời điểm 1 năm) tương đối khả quan, với các kết quả tương đương với các nghiên cứu khác trên thế giới.
Từ khóa: Hẹp van ĐMC, người cao tuổi, Việt Nam, TAVI, an toàn và hiệu quả.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Study on the Safety and Short-term Efficacy of Transcatheter Aortic Valve Implantation in the Treatment of Severe Aortic Valve Stenosis.
Specialty: Internal Medicine (Geriatrics and Gerontology) Code: 9720107
Ph.D. candidate: Nguyen Quoc Khoa, M.D.
Supervisor 1: Professor Nguyen Duc Cong, M.D., PhD.
Supervisor 2: Professor Vo Thanh Nhan, M.D., PhD.
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Backgrounds: Aortic stenosis (AS) is a common valvular disease in the elderly. This study evaluated the safety and short-term efficacy of Transcatheter Aortic Valve Implantation (TAVI) for severe AS in the elderly population in Vietnam.
Objectives and Methods: This longitudinal study included all patients aged ≥ 60 years with symptomatic severe AS who underwent TAVI at Vinmec Central Park Hospital, Ho Chi Minh City, from March 2017 to December 2022. The primary endpoints were safety (within 30 days post-procedure) and clinical efficacy up to one-year post-TAVI, based on VARC-2 criteria.
Results: Among 88 elderly patients (mean age 70.7 ± 8.9 years, mean STS score 5.8 ± 8.9%), 45.5% had bicuspid aortic valves. The device success rate was 95.5%. Thirty-day rates for all-cause mortality, stroke, major bleeding, stage 2 or 3 acute kidney injury, coronary occlusion requiring intervention, major vascular complications, and valve reintervention were 2.3%, 2.3%, 2.3%, 0.0%, 1.1%, 3.4%, and 0.0%, respectively. At one year, rates for all-cause mortality, stroke, re-hospitalization, NYHA class III-IV, and valve dysfunction were 5.6%, 2.8%, 2.8%, 0.0%, and 3.0%, respectively.
Conclusion: TAVI for severe AS in elderly patients in Vietnam showed favorable safety and short-term clinical efficacy, with results comparable to those of international studies.
Keywords: Aortic stenosis, elderly, Vietnam, TAVI, safety, efficacy.