THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: “Tác nhân vi sinh và cơ địa dị ứng trên bệnh nhi nhập viện vì cơn hen trung bình - nặng”.
Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 9720106
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thùy Vân Thảo
Họ và tên người hướng dẫn:
- PGS.TS. Lê Thượng Vũ
- TS. Trần Anh Tuấn
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đặt vấn đề: Hen dị ứng là kiểu hình hen phổ biến nhất của hen trẻ em và mẫn cảm dị ứng với dị nguyên không khí trong nhà có liên quan với hen nặng và cơn hen nặng. Nhiễm siêu vi hô hấp (NSVHH) có thể khởi phát cơn hen cấp nặng ở bệnh nhân hen dị ứng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của NSVHH trên bệnh nhi hen dị ứng chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Tại Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của NSVHH trong cơn hen cấp ở bệnh nhi hen rất hiếm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 224 bệnh nhi 3-15 tuổi nhập viện vì cơn hen cấp trung bình hoặc nặng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 09/2019 đến tháng 10/2021. Multiplex real-time PCR phết họng và phết tỵ hầu được dùng để khảo sát tỷ lệ NSVHH kèm trong cơn hen cấp. Test lẩy da với những dị nguyên không khí (mạt nhà, gián, lông chó, lông mèo) dùng để xác định tỷ lệ hen dị ứng. Mô hình hồi quy logistic nhị phân dùng để phân tích mối liên quan giữa NSVHH và cơn hen cấp nặng ở bệnh nhi hen dị ứng. Odds Ratio (OR) với 95% khoảng tin cậy (KTC) được dùng để diễn đạt độ mạnh của mối liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ NSVHH kèm trong cơn hen cấp trung bình - nặng là 47,3% với rhinovirus (RV) chiếm tỷ lệ cao nhất (29,5%) và RV-C là tác nhân phổ biến nhất (17,4%). Tuổi càng cao thì nguy cơ nhiễm RV càng tăng với OR [95% KTC] = 1,1 [1,0-1,2]; p=0,039. Tỷ lệ hen dị ứng là 82,6% với mạt nhà là dị nguyên không khí trong nhà thường gặp nhất (81,1%). Tuổi ≥6 tuổi, cư ngụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, và hút thuốc lá thụ động tăng Odds mẫn cảm dị ứng với dị nguyên không khí với OR hiệu chỉnh (aOR) và 95% KTC lần lượt là 6,9 [2,1-23,3] (p = 0,002), 4,1 [1,5-11,5] (p = 0,007), và 2,9 [1,0-8,4] (p = 0,047). NSVHH có liên quan với cơn hen cấp nặng ở bệnh nhi hen dị ứng với aOR hiệu chỉnh cho hút thuốc lá thụ động là aOR [95%KTC] = 2,9 [1,0-8,2]; p=0,041.
Kết luận: Tầm soát hen dị ứng ở bệnh nhi hen và bảo vệ bệnh nhi hen khỏi NSVHH để giảm nguy cơ mắc cơn hen cấp nặng thì rất cần thiết.
Từ khóa: cơn hen cấp, hen dị ứng, nhiễm siêu vi hô hấp.
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Microorganism and atopy in children hospitalized with moderate or severe asthma exacerbations.
Specialty: Pediatrics Code: 9720106
Ph.D. candidate: Nguyen Thuy Van Thao
Supervisor 1: Associate Professor Le Thuong Vu, M.D, Ph.D
Supervisor 2: Tran Anh Tuan, M.D, Ph.D
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Allergic asthma represents the most popular phenotype of childhood asthma and sensitization to indoor aeroallergens is associated with severe asthma and severe asthma exacerbations. Respiratory viral infection can trigger severe acute asthma attacks in patients with allergic asthma. However, the effects of respiratory viral infection on allergic asthma children have been not consistent between studies. Research on the role of respiratory viral infection in asthma attacks in Vietnamese children has been lacking.
Objectives and Methods: A cross-sectional study was conducted on 224 children aged 3-15 years who were admitted to the Children’s Hospital 1 with moderate or severe asthma exacerbations from September 2019 to October 2021. Throat and nasopharyngeal swabs were obtained to detect respiratory viral infection by using multiplex real-time PCR. A skin prick test with indoor aeroallergens (house dust mites, cockroach, cat, and dog dander) was used to identify allergic asthma. Binary logistic regression was done to measure the association between respiratory viral infection with the odds of severe asthma exacerbations. The odds ratio (OR) and its 95% confidence interval (CI) were reported to show the strength of the associations.
Results: Nearly half of the children hospitalized with moderate or severe asthma exacerbations were infected by a virus (47.3%) with rhinovirus (RV) infection accounting for the highest percentage (29.5%) and RV-C was the most common (17.4%). The older age, the higher risk of RV infection with OR [95% CI] = 1.1 [1.0-1.2]; p = 0.039. The percentage of allergic asthma was 82.6% and house dust mite was the most prevalent (81.1%). School-age, living in Ho Chi Minh City, and passive smoking significantly increased the odds of aeroallergen sensitization in asthmatic children with adjusted OR [95%CI] as 6.9 [2.1-23.3] (p = 0.002), 4.1 [1.5-11.5] (p = 0.007), and 2.9 [1.0-8.4] (p = 0.047), respectively. The odds of severe asthma exacerbations adjusted for passive smoking in allergic asthmatic children with respiratory viral infection was almost three times higher than that in those without respiratory viral infection (OR: 2.9, 95% CI: 1.0‐8.2, p = 0.041).
Conclusion: It is essential to screen for allergic asthma in asthmatic children and protect them from respiratory viral infection to prevent severe asthma exacerbations.
Keywords: asthma exacerbation, allergic asthma, viral infection.