Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN VĂN DŨNG
31/08/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tại Tiền Giang.

Chuyên ngành: Thần kinh                               Mã số: 62.72.01.47.

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dũng.

Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Cao Phi Phong.

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Đột quỵ là căn bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ nhưng tỉ lệ tử vong và tái phát của căn bệnh này vẫn còn cao. Tại Tiền Giang, chúng tôi nhận thấy những người sống sót sau đột quỵ thiếu máu cục bộ có nguy cơ tử vong và tái phát cao so với dân số chung. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ suất tử vong, tái phát tích lũy tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 1 năm và xác định các yếu tố liên quan đến tử vong và tái phát tại thời điểm 1năm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 520 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang ttháng 2 năm 2016 đến tháng 7 năm 2018. Chúng tôi sử dụng ước tính Kaplan-Meier để xác định tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 1 năm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng mô hình hồi quy Cox đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố liên quan độc lập với tử vong và tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ tại thời điểm 1 năm.

Kết quả: Tỉ suất tử vong tích lũy tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 1 năm lần lượt tương ứng là 6,9%, 9,8% và 19,8%. Tỉ suất tái phát tích lũy tại thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 1 năm lần lượt tương ứng là 5,4%, 7,1% và 21,2%. Tại thời điểm 1 năm, phân tích hồi quy Cox đa biến xác định tuổi ≥ 65, tình trạng hôn nhân (sống một mình), rung nhĩ, đường huyết cao lúc nhập viện, viêm phổi và phân nhóm lấp mạch từ tim là các yếu tố liên quan độc lập với tử vong. Tương tự, các yếu tố liên quan độc lập đến tái phát là trình độ học vấn thấp, tiền sử đột quỵ/TIA, tiền sử nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, dùng statin sau xuất viện và phân nhóm lấp mạch từ tim.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ suất tử vong và tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ tại Tiền Giang khá cao. Tại thời điểm 1 năm, các yếu tố viêm phổi, rung nhĩ là hai yếu tố thường gặp liên quan độc lập đến tử vong và dùng statin làm giảm được nguy cơ đột quỵ tái phát.

Từ khóa: yếu tố, tử vong, tái phát, đột quỵ thiếu máu não cục bộ, Tiền Giang.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

The Ph.D. Dissertation title: Study factors associated with mortality and recurrence after acute ischemic stroke in Tien Giang.

Specialty: Neurology                                               Code: 62720147

Ph.D. candidate: Nguyen Van Dung, MD.

Supervisor: Associate Professor Cao Phi Phong, MD, PhD.

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City.

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Stroke was a common disease and one of the leading causes of mortality and disability around the world, and created a huge burden on families and society. Despite advances in the diagnosis and treatment of ischemic stroke, the mortality and recurrence rates of this disease remain high. In Tien Giang, we found that ischemic stroke survivors have a higher risk of mortality and recurrence compared with the general population. This study aimed to identify the cumulative mortality and recurrence rates at 1 month, 3 months, and 12 months and identify the factors associated with mortality and recurrence at 1 year.

Objectives and Methods: This is a prospective cohort study on 520 ischemic stroke patients at Tien Giang Central General Hospital from February 2016 to July 2018. We used Kaplan-Meier estimates to identify the cumulative mortality and recurrence rates after ischemic stroke at 1 month, 3 months and 1 year. In addition, we also used univariate and multivariable Cox regression models to identify factors independently associated with mortality and recurrence after ischemic stroke at 1 year.

Results: Cumulative mortality rates at 1 month, 3 months and 1 year were 6.9%, 9.8%, and 19.8%, respectively. Cumulative recurrence rates at 1 month, 3 months and 1 year were 5.4%, 7.1%, and 21.2%, respectively. At one year, multivariable Cox regression analysis identified age ≥ 65 years, marital status (living alone), atrial fibrillation, high blood glucose on admission, pneumonia, and cardiac embolism subtypes were factors independently associated with mortality. Similarly, factors independently associated with recurrence were low education, history of stroke/TIA, history of myocardial infarction, atrial fibrillation, using statin after discharge from hospital and cardiac embolism subtype.

Conclusion: The study showed that the cumulative mortality and recurrence rates after ischemic stroke in Tien Giang were quite high. At one year, pneumonia and atrial fibrillation were the two most common factors independently associated with mortality and using statin reduced the risk of recurrent stroke.

Keywords: factors, mortality, recurrence, ischemic stroke, Tien Giang

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN