Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. HOÀNG VĂN CƯỜNG
24/08/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Tên đề tài luận án: Hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh: một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng

Chuyên ngành: Y tế Công cộng        Mã số: 9720701

Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG VĂN CƯỜNG

Họ và tên người hướng dẫn:     PGS. TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN,

                                                  PGS. TS. TÔ GIA KIÊN

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đặt vấn đề: Suy tim là bệnh mãn tính có tỉ lệ mắc và tử vong cao. Điều trị suy tim nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khỏe bệnh nhân. Giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi đảm bảo sự tuân thủ điều trị rất quan trọng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe lên kiến thức, tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là thiết kế thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng. Tổng cộng 330 bệnh nhân đựa chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp và chứng (165 bệnh nhân mỗi nhóm). Dữ liệu thu thập trước can thiệp và sau can thiệp 3 tháng bằng thang đo kiến thức suy tim Đan Mạch (DHFKS), thang đo tuân thủ điều trị suy tim sửa đổi (RHFCS), và thang đo chất lượng cuộc sống phiên bản tiếng Việt (EQ-5D-5L).

Kết quả: Sau can thiệp 3 tháng, tỉ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm can thiệp bằng 1,68 lần nhóm chứng (KTC95%: 1,05 - 2,69). Tỉ lệ đạt kiến thức ở nhóm can thiệp bằng 1,91 lần so với chứng (KTC95%: 1,25 - 2,92). Tỉ lệ tuân thủ chế độ tập luyện thể dục ở nhóm can thiệp bằng 1,59 lần nhóm chứng (KTC 95%:1,03 - 2,45). Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống không thay đổi đáng kể sau can thiệp.

Kết luận: Dù không hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống, can thiệp giáo dục sức khỏe có hiệu quả cải thiện kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim.

Từ khóa: Can thiệp giáo dục sức khỏe, kiến thức về suy tim, tuân thủ điều trị, chất lượng cuộc sống.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Impact of behavioral health education interventions on adherence to treatment of patients with heart failure at Nhan Dan Gia Dinh Hospital, Ho Chi Minh City: A randomized controlled trial

Specialty: Public Health                              Code: 9720701

Ph.D. candidate: HOANG VAN CUONG

Supervisor 1: A.Prof. NGUYEN DO NGUYEN

Supervisor 2: A.Prof. TO GIA KIEN

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

Background: Heart failure (HF) is a common chronic disease with high morbidity and mortality rates. Besides heart failure treatments aimed to improve patients’ quality of life and health status, health education interventions for behavioral changes ensuring their adherence to treatment are very important. Therefore, this study aimed to evaluate the effect of behavioral health education interventions on knowledge, treatment adherence, and quality of life of patients with heart failure.

Objectives and Methods: This was a randomized controlled trial. A total of 330 patients were selected and randomly distributed into intervention and control groups (n = 165 per group). Data were collected at the time points before the intervention and three months after the intervention using the Dutch Heart Failure Knowledge Scale (DHFKS), Revised Heart Failure Compliance Scale (RHFCS), and quality of life (EQ-5D-5L v2.1, Vietnamese version).

Results: After three months of health education intervention, intervention group significant increased to 1.68 times (95%CI: 1.05 – 2.69; p=0.03) in overall HF knowledge; 1.91 times (95%CI: 1.25 – 2.92; p=0.003) in general HF knowledge and 1.59 times (95%CI: 1.03 – 2.45; p=0.038) in behavior of exercise when compare to control group.  However, the quality of life did not change significantly after the intervention.

Conclusion: Although the health education intervention had no impact on the quality of life of patients with HF, it was effective in improving their HF knowledge and treatment adherence.

Keywords: Health education interventions; Heart failure knowledge; Treatment adherence; Quality of life.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN