Tiến sĩ

THÔNG TIN LUẬN ÁN ĐƯA LÊN MẠNG CỦA NCS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH
07/04/2023

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

 

Tên đề tài luận án: Tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả can thiệp thay đổi lối sống thông qua nhóm bạn đồng trang lứa và hệ thống hỗ trợ

Chuyên ngành: Dịch tễ học                 Mã số: 9720117

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Trinh        

Người hướng dẫn: PGS. TS. Tăng Kim Hồng

                             TS. Phạm Thị Lan Anh

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

- Đặt vấn đề: Thừa cân – béo phì (TC – BP) ngày càng gia tăng đặc biệt ở tuổi vị thành niên. Phòng tránh TC – BP ở trẻ vị thành niên cần can thiệp từ nhiều hướng khác nhau, kết hợp giữa nhà trường và gia đình, và tác động trên 2 mảng chính: dinh dưỡng và vận động. Bạn đồng trang lứa là một thành phần quan trọng trong mạng lưới xã hội trong đời sống của các trẻ vị thành niên. Giáo dục thông qua bạn đồng trang lứa đang là một xu hướng can thiệp có tính mới, và đạt được nhiều kết quả thay đổi lối sống tích cực cho trẻ như tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, khuyến khích vận động, và giảm tĩnh tại mỗi ngày.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 1.375 học sinh lớp 6 các trường THCS TP. HCM khoảng năm 2018 – 2020, và nghiên cứu can thiệp thử nghiệm cộng đồng ngẫu nhiên có nhóm chứng theo cụm (cluster RCT) trên 4 trường THCS nhóm chứng và 4 trường THCS nhóm can thiệp từ năm 2018 – 2021. Phân tích hồi qui tuyến tính hỗn hợp đa tầng (Multilevel Mixed Effect Model) kiểm định sự khác biệt giữa sự thay đổi của nhóm can thiệp so với nhóm chứng (r diff – diff) về các kết cục chính.

- Kết quả: Theo phân loại của WHO, tỷ lệ TC-BP HS lớp 6 TP. HCM chung chiếm 56%. Chương trình can thiệp thông qua nhóm bạn đồng trang lứa và hệ thống hỗ trợ có hiệu quả thay đổi lối sống tích cực cho HS lớp 6 TP. HCM. Cụ thể, sau can thiệp và theo dõi trong 6 tháng:

+ Thời gian trung bình dành cho hoạt động thể lực từ vừa đến mạnh ở nhóm can thiệp tăng lên nhiều hơn 8 phút/ngày so với nhóm chứng.

+ Thời gian trung bình dành cho các hoạt động tĩnh tại ngồi trước màn hình (ngồi xem ti vi hay xem phim, chơi vi tính) vào các ngày trong tuần ở nhóm can thiệp giảm đi nhiều hơn 11 phút/ngày so với nhóm chứng.

+ Lượng trái cây ở nhóm can thiệp tiêu thụ thay đổi nhiều hơn 44 gam/ ngày so với nhóm chứng.

Từ khóa: thừa cân – béo phì, can thiệp thử nghiệm cộng đồng theo cụm, hành vi ăn uống, vận động thể lực, hoạt động tĩnh tại, học sinh lớp 6, TP. HCM.

 

ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION

 

The Ph.D. Dissertation title: Prevalence of overweight-obesity among sixth graders in Ho Chi Minh City and the effectiveness of lifestyle change interventions through peers and supporting system.

Specialty: Epidemiology                                       Code: 9720117

Ph.D. candidate: Ngoc-Trinh Thi Nguyen

Supervisor 1: Associate Professor Hong Kim Tang

Supervisor 2: Doctor Lan-Anh Thi Pham

Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City 

 

SUMMARY OF NEW FINDINGS

 

Background: Overweight and obesity (OW/OB) are increasing, especially among adolescents. Preventing OW/OB in adolescents requires interventions from multiple perspectives, combining efforts from both schools and families, and addressing two main areas: nutrition and physical activities. Peers are an important component of the social network among adolescents. Education through peers, a potential intervention strategy, has achieved many positive lifestyle changes, such as promoting healthy eating habits, encouraging physical activities, and reducing sedentary behaviors.

Objectives and Methods: The cross-sectional study of 1,375 6th grade students from 16 secondary schools in Ho Chi Minh City (HCMC), and a cluster randomized controlled trial (cRCT) were conducted on 4 intervention and 4 control secondary schools from 2018 to 2021. The Multilevel Mixed Effect Model was applied to test the difference-in-differences (r diff – diff) between the control and intervention groups of primary outcomes.

Results: According to the WHO classification, the prevalence of OW/OB among 6th grade students in HCMC was 56%. The intervention program based on peers and support systems effectively changed the lifestyles of 6th grade students in HCMC. After the intervention and follow-up for 6 months:

+The average time spent on moderate-to-vigorous physical activities in the intervention group increased by more than 8 minutes/day compared to the control group.

+The average time spent on screen time (such as watching TV or movies, playing on a computer) on weekdays in the intervention group decreased by more than 11 minutes/day compared to the control group.

+The fruit consumption in the intervention group increased by more than 44 grams/day compared to the control group.

Keywords: overweight and obesity, cluster randomized controlled trial, dietary behavior, physical activity, sedentary behavior, 6th grade students, HCMC.

 

LUẬN ÁN

TÓM TẮT LUẬN ÁN