THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG
Tên đề tài luận án: Các chỉ số nhân trắc, hình thái và cấu trúc gốc mũi trên một nhóm người Việt
Chuyên ngành: Giải phẫu người Mã số: 62720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Nguyễn Anh Tuấn
Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS. BS. Phạm Đăng Diệu – TS. BS. Võ Văn Hải
Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đặt vấn đề: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mũi rất được quan tâm, đặc biệt ở Châu Á, trong đó vai trò của gốc mũi ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh, đòi hỏi phải có kiến thức giải phẫu toàn diện gồm các đặc điểm nhân trắc mô mềm, mô cứng và cấu trúc vi thể. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vùng gốc mũi, đặc biệt là tại Việt Nam nên chúng tôi thực hiện đề tài này.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 182 sinh viên, 33 mẫu xương mũi được đo trực tiếp và gián tiếp các chỉ số nhân trắc ở vùng gốc mũi qua ảnh chụp chuẩn hóa bằng phần mềm Image J. Đồng thời có 06 mẫu lấy nguyên vùng mũi kể cả xương và 08 mẫu chỉ lấy phần từ da đến màng xương được nhuộm để khảo sát cấu trúc vi thể.
- Kết quả: Vị trí điểm gốc mũi người Việt đa số ở mức ngang đồng tử (63,2%), khoảng cách từ gốc mũi đến giác mạc < 7mm chiếm đa số với 87,4%. Xương mũi người Việt nhìn thẳng có hình dạng bờ ngoài 2 bên xương thẳng và hơi nghiêng ở cuối xương (57,6%), nhìn nghiêng có hình V (78,8%). Khớp mũi trán có dạng hình cong và không có góc cạnh (60,6%). Bề dày lớp da thay đổi tại các điểm nhân trắc trên vùng gốc mũi, dầy nhất tại điểm Nasion. Lớp mỡ nông tập trung nhiều nhất tại điểm Glabella và điểm Nasion. Hệ thống cân cơ nông vùng gốc mũi có 2 dạng mô học. Tại điểm Glabella, Nasion và Sellion là dạng các sợi chạy dọc tạo vách liên kết lên lớp bì (loại 1), còn tại điểm Kyphoid và Rhynion là dạng các sợi chạy song song (loại 2). Lớp màng xương tại khớp mũi trán có sự tồn tại của các sợi Sharpey đi vào các khe khớp.
- Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp thêm nguồn tư liệu khoa học về gốc mũi, cho thấy vai trò ứng dụng của gốc mũi trong lâm sàng, đặc biệt trong lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ.
Từ khóa: gốc mũi, hệ thống cân cơ nông, xương mũi, khớp mũi trán, chỉ số nhân trắc
ONLINE Ph.D. DISSERTATION INFORMATION
The Ph.D. Dissertation title: Anthropometric indicators and structure of the nasal radix in the Vietnamese people.
Specialty: Human Anatomy Code: 62720104
Ph.D. candidate: Ho Nguyen Anh Tuan, M.D
Supervisor 1: Associate Professor Pham Dang Dieu, M.D, Ph.D – Supervisor 2: Vo Van Hai, M.D, Ph.D
Academic institute: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
SUMMARY OF NEW FINDINGS
Background: Rhinoplasty is one of the most common surgery, especially in Asian countries, in which the radix has an impressive impact on the nasal profile. At present, there are not many comprehensive studies on the nasal radix area, especially in Vietnam, thus we take this research.
Objectives and Methods: 182 students, and 33 nasal bone samples were measured about the anthropometric indicators of the nasal radix area directly and indirectly through the standardized images using Image J software. 06 nasal structural samples with the whole nose including bone and 08 others without bone were stained and histologically observed.
Results: Most Vietnamese people's nasal radix is at the level of the pupil (63.2%), and the projection of radix is less than 7mm, approximately 87.4%. The shape of the nasal bone at the straight view is the nasomaxillary sutures initially descended vertically and then obliquely (57.6%). Then the lateral view has a V shape (78.8%). The nasofrontal suture is round and does not have any angles (60.6%). Skin thickness varies at the radix area, thickest at the Nasion. The superficial fat layer is most concentrated at the Glabella and Nasion. The superficial musculoaponeurotic system has two histological types: preparotideal-type, showing fibro-muscular septa that were vertically aligned to the skin level (type 1) at the Glabella, Nasion, and Sellion, and parotideal-type, comprising fibro-muscular septa with parallel alignment to the skin level (type 2) at the Kyphion and Rhynion. The periosteum at the nasofrontal suture line has the Sharpey fibers layer that enters the joint.
Conclusion: The study has provided more scientific data on the nasal radix, focusing on the clinical application impact of the radix, especially in plastic surgery.
Keywords: nasal radix, superficial muscular aponeurotic system, nasal bone, nasofrontal joint, anthropometric indicators.